Nokia N1 là một chiếc máy tính bảng đẹp, hiệu năng tốt trong tầm giá nhưng liệu chiếc tablet mang thương hiệu Nokia này có làm tốt phần nhiệm vụ còn lại của một thiết bị di động.
Nokia N1 được trang bị bộ đôi camera với độ phân giải lần lượt 8MP/ 5MP, cả hai đều có khả năng quay video độ phân giải 1080p với tốc độ 30 khung hình trên giây.
Nokia N1 chưa xét đến chất lượng camera, phần mềm nhiếp ảnh của máy gây nhiều hụt hẫng. Giao diện chụp hình tuy đơn giản nhưng chưa trực quan. Việc chuyển đổi giữa chế độ chụp hình và quay phim sẽ khó thực hiện tức thời do phải trượt từ cạnh trái màn hình. Việc chuyển giữa camera trước và sau cũng cần qua hai bước như trên nhưng là vuốt từ phải qua.
Ngoài hai chế độ chụp hình và quay phim ra thì không còn chọn lựa nào khác, không có HDR, không có chụp toàn cảnh hay bất kỳ tính năng nào khác. Trong trường hợp này cài thêm ứng dụng chụp ảnh bên thứ ba là một sự lựa chọn tốt nhất, hiện nay trên Google Play có rất nhiều ứng dụng chụp ảnh để chọn lựa, trong số đó Google Camera là một ứng viên sáng giá.
Cũng không có gì bất ngờ khi chất lượng hình ảnh chụp từ camera của Nokia N1 chỉ ở mức chấp nhận được, camera thiếu tính năng lấy nét chủ thể, cân bằng sáng, góc chụp cũng rất hạn chế. Việc thiếu vắng đi đèn flash cũng làm camera của N1 trở nên khó khăn trong môi trường thiếu sáng. So với iPad mini 3, tuy máy chỉ sở hữu camera 5MP nhưng nhờ phần mềm thông minh nên vẫn cho hình ảnh chất lượng hơn.
Trái lại, camera trước dường như ấn tượng hơn, nếu chỉ dùng để Selfie thì không có điều gì đáng chê trách, riêng với hạn chế của phần mềm bạn có thể tự khắc phục bằng phần mềm như đã giới thiệu ở trên.
Về quay phim Nokia N1, bộ đôi camera đều có khả năng quay phim chất lượng 1080p@30fps. Tốc độ ghi là khoảng 15Mbps và âm thanh stereo ghi lại được 192kbps. Chất lượng ghi hình cũng không có gì ấn tượng, thiếu độ sắc nét, khả năng tái hiện màu sắc kém và góc quay chỉ ở mức trung bình. Điểm cộng duy nhất là Micro trên N1 cho khả năng ghi âm tốt.
Nhìn chung, camera máy gây nhiều thất vọng với những người yêu công nghệ đặc biệt là những ai từng trót yêu quý thương hiệu Nokia. Bởi lẽ, Nokia từng là hãng công nghệ đi đầu trong Camera phone, họ đã không ngừng phát triển, nghiên cứu, mua lại các công nghệ xử lý hình ảnh tiên tiến nhưng tất cả dường như đều đã nằm trong tay Microsoft, vì thế N1 không được thừa hưởng những thành quả này.
Được cài sẵn Android 5.0.2 Lollipop từ khi xuất xưởng nhưng nếu nhìn vào màn hình chính thì bạn sẽ không nhận biết được đây là phiên bản Android nào. Nokia đã thực hiện tùy biến khá kỹ lưỡng và đặt tên cho giao diện trên N1 là Z Launcher. Tùy biến này khá đơn giản, dễ sử dụng, trong phần cài đặt còn có thể tùy chỉnh giao diện và bố trí lại các biểu tượng sao cho phù hợp với bạn nhất. Các menu cài đặt, bàn phím, điều hướng hầu như giống Android gốc.
Màn hình khóa của Nokia N1 hiển thị đầy đủ các thông báo và một phím tắt camera. Khi sạc pin màn hình cũng sẽ hiển thị thời gian còn lại cần để sạc đầy.
Trên giao diện Z Launcher bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các ứng dụng bằng cách vẽ một chữ bất kỳ từ A – Z để tìm các ứng dụng được được sắp theo nhóm gồm 3 chữ cái (ABC, DEF, GHI…).
Tuy nhiên giao diện này không thể nhận diện được nhiều chữ cái cùng viết một lúc mà chỉ có thể viết từng chữ một, cách này dùng khi bạn cần tìm kiếm một thứ gì bằng Google hay một công cụ tìm kiếm khác chứ không phải tìm kiếm ứng dụng.
Màn hình trên Nokia N1 có độ phân giải khá cao nhưng dường như các biểu tượng giao diện và văn bản được cài sẵn trong hệ thống được sử dụng từ một thiết bị có màn hình độ phân giải thấp hơn nên chưa tận dụng hết độ nét của màn hình.
Ngoài ra giao diện Z launcher còn có thể tự học thói quen của người dùng và đưa các ứng dụng thường xuyên sử dụng lên màn hình chính, thậm chí chúng còn có thể sắp xếp các ứng dụng thường mở cùng nhau vào cùng một nhóm.
Thanh cuộn trên N1 hiển thị một số thông tin và các thông báo, khi cuộn xuống lần nữa thì thanh điều chỉnh độ sáng và các cài đặt nhanh mới hiện ra.
Nokia N1 cũng có tính năng sử dụng nhiều tài khoản đặc trưng trên Android 5.0 Lollipop, bạn có thể tạo cho người khác một tài khoản để truy cập vào máy, có hai loại tài khoản đó là đầy đủ quyền truy cập vào máy và hạn chế những ứng dụng và nội dung mỗi tài khoản có thể truy cập.
Cửa sổ đa nhiệm cũng tương tự trên các thiết bị Android khác, các thẻ ứng dụng hiển thị dưới dạng 3D và không có tùy chọn chia màn hình ứng dụng.
Các ứng dụng khác được cài đặt mặc định trên thiết bị hầu hết đều là các ứng dụng đã được tùy chỉnh nhưng nhìn chung vẫn chưa hợp lý và dễ sử dụng.
Còn một điểm cần nhắc đến của chiếc Nokia N1 là máy không hỗ trợ khe sim đồng nghĩa với việc không hỗ trợ 3G, và cũng không hỗ trợ GPS.
Nokia N1 được trang bị viên pin 5300mAh, thấp hơn khá nhiều so với 6570mAh trên iPad mini 3, nếu được lựa chọn chắc chắn đa số chúng ta sẽ chọn một thiết bị dày hơn một chút nhưng sở hữu dung lượng pin lớn hơn.
Tuy nhiên những thông số trên đây không phải là tất cả, trong thực tế dung lượng pin của Xperia Z3 Tablet Compact chỉ 4500mAh hay của Galaxy Tab S 8.4 là 4900mAh nhưng trong thực tế thời gian sử dụng vẫn khá tốt.
Nhìn vào hai bảng so sánh trên đây có thể dễ thấy Tab S 8.4 và Z3 Tablet Compact đều tối ưu thời lượng pin rất tốt, cần lưu ý thêm là chiếc Tab S 8.4 có độ phân giải màn hình lớn hơn khá nhiều so với các đối thủ còn lại.
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét